
Khoảng 300 năm trước, một vị lương y được phong làm Trưởng ngự y trong triều đình nhà họ Lê đã nghiên cứu ra một bài thuốc là sự kết hợp của: ích trí nhân, phá cố chỉ, ngũ gia bì gai, đậu đen xanh lòng có tác dụng ôn thận, bổ bàng quang. Sự hỗ trợ lẫn nhau của chúng làm tăng tác dụng của từng vị thuốc đơn độc. Bài thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng tiểu són, tiểu đêm, tiểu nhiều lần dai dẳng lâu năm.
Mục lục
Ích trí nhân – phục hồi cơ bàng quang
Bộ phận dùng: quả phơi khô của cây Ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả: Quả ích trí có hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, dài 1,2 – 2 cm, đường kính 1 – 1,3 cm. Vỏ quả mỏng màu nâu, có 13 – 20 đường gờ nhỏ, trên bề mặt lồi lõm không đều. Hạt dính thành khối 3 múi có màng mỏng ngăn cách, mỗi múi có 6 – 11 hạt. Hạt hình tròn dẹt hoặc nhiều cạnh, không đều, đường kính chừng 3 mm, màu nâu sáng hoặc vàng sáng. Áo hạt mỏng, màu nâu nhạt, chất cứng, phôi nhũ màu trắng. Mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
Tính vị: tính cay, vị ôn
Quy kinh: vào kinh tì, vị, thận
Tác dụng: bổ thận tỳ, cố khí, sáp tinh nên từ lâu Đông y đã dùng để chữa chứng tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đái dầm.Ích trí nhân có tác dụng chống viêm và ức chế thụ thể muscarinic, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu. Với những bệnh nhân tiểu không tự chủ, cơ bàng quang đã bị dão và suy yếu, Ích trí nhân còn có tác dụng phục hồi cơ bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ bàng quang bé.
Vì vậy ích trí nhân được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc trị chứng tiểu són, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, trong đó nổi tiếng nhất là bài thuốc phối hợp với phá cố chỉ, ngũ gia bì gai và đậu đen xanh lòng.
Phá cố chỉ – đặc biệt tốt cho phụ nữ

Bộ phận dùng: hạt phơi khô của cây Đậu miêu (Psoralea corylifolia).
Thành phần:
- Hoạt chất propiverine trong hạt này có tác dụng hiệu quả trong điều trị các rối loạn đường niệu và chứng tiểu không tự chủ.
- Phá cố chỉ đặc biệt tốt cho phụ nữ do thành phần có chứa bavanchi, một hoạt chất giống như estrogen nội sinh. Vì vậy trong Đông y chuyên dùng để chữa phụ nữ khí huyết xấu, đái nhiều, đái són, đái dắt, lưng gối lạnh đau
Ngũ gia bì gai

Bộ phận dùng: vỏ rễ và vỏ thân của cây Ngũ gia bì gai (Acanthopanax senticosus)
Tác dụng: ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần thường dùng cho các trường hợp tỳ thận hư yếu.Ngoài ra người ta còn chứng minh được tác dụng chống viêm, chống phù nề hiệu quả của vị thuốc này.
Đậu đen xanh lòng

Bộ phận dùng: hạt cây Đậu đen (Vigna cylindrica)
Tác dụng: dùng trong Đông y để chế thuốc, dẫn thuốc vào kinh thận, tăng cường hiệu quả của bài thuốc trên thận. Ngoài ra, Đậu đen có tác dụng bồi bổ can thận, bồi bổ khí huyết, chữa can thận hư yếu.
Dùng thảo dược trị tiểu không tự chủ sao cho an toàn và hiệu quả
Sử dụng các loại thảo dược để điều trị bệnh ít gây tác dụng không mong muốn như thuốc Tây. Nhưng, việc tự mình sử dụng các loại thảo dược sẽ rất khó để đạt hiệu quả cao do việc xác định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu là khó, cũng như việc kiểm soát nguồn gốc của thảo dược.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi sử dụng các dược liệu, thảo dược :
Thứ nhất, nguồn gốc của dược liệu phải đảm bảo, có thể truy nguyên nguồn gốc. Trên thị trường tình trạng dược liệu trôi nổi không có tiêu chuẩn rất tràn lan. Nếu bạn tự ý bốc thuốc về dùng, hãy lưu ý đến cơ sở đáng tin cậy, có uy tín và đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ.
Thứ hai, hàm lượng hoạt chất phải đạt tiêu chuẩn theo quy định thì khi đó việc sử dụng mới có hiệu quả.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu đã được sản xuất, bào chế theo công nghệ hiện đại, vừa có thể kiểm soát được nguồn gốc dược liệu, vừa tiện cho người sử dụng. Đây là lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng muốn sử dụng thảo dược để cải thiện tình trạng của mình.
>>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc nam trên : TẠI ĐÂY